Advertisement

Pháp đang tính nước trả đũa Úc vì lật kèo vụ tàu ngầm. Có nhiều cách để Canberra có thể làm nguôi cơn giận ở Paris, miễn là đừng "đâm lén" một lần nữa.

Pháp trả đũa thế nào?

Pháp đã phản ứng dữ dội trước vụ bể hợp đồng tàu ngầm trị giá 90 tỷ USD vào tuần trước bằng cách triệu hồi các đại sứ của nước này tại Mỹ và Úc.

Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đại sứ Pháp đang trên đường quay trở lại Washington, nhưng ông Macron vẫn chưa nhận cuộc gọi giảng hòa từ Thủ tướng Scott Morrison. Điều này cho thấy căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.

Trong khi Pháp trách cứ về việc không nhận được thông báo trước về quyết định hủy hợp đồng từ Australia, ông Morrison phân trần rằng đã cố gắng gọi cho ông Macron chỉ vài giờ trước khi AUKUS ra mắt.

Theo Romain Fathi, nhà sử học người Úc gốc Pháp từ Đại học Flinders, quá trình giao tiếp chệch choạc là nguyên nhân của vấn đề vì Úc đang phải làm việc với nhiều hệ thống văn hóa khác nhau.

Nhưng ông nói rằng Pháp là "ngây thơ" khi nghĩ bản thân có thể thay thế Mỹ và Anh trở thành đồng minh quan trọng nhất của Australia.

"Bạn không thể chỉ xuất hiện và nghĩ rằng đột nhiên mọi thứ sẽ xoay quanh bạn. Úc không quan tâm nhiều đến chủ quyền, mà quan tâm đến an ninh", Fathi nói.

Erin Watson-Lynn, nhà phân tích các vấn đề đối ngoại ở Melbourne, nhận định sự tức giận của Pháp cũng có thể nhằm gửi một thông điệp tới Bắc Kinh.

"Nếu Pháp quá gần gũi với Mỹ, Anh hoặc Úc, thì nước này không thể thực sự đóng vai trò trung gian với Trung Quốc và EU".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa nhận được cuộc gọi xoa dịu nào từ Thủ tướng Scott Morrison.

Tiến sĩ Fathi đánh giá, Pháp "trả đũa Canberra dễ hơn nhiều so với chống lại Washington".

Đó là một tin xấu đối với Australia khi nước này đang cố gắng đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU. Cần lưu ý rằng, EU là đối tác thương và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Úc.

Tiến sĩ Fathi cho biết Pháp sẽ lôi kéo các đối tác EU "chơi khó" Úc, như những gì đã thực hiện trong các cuộc đàm phán thương mại tự do với Anh trước đây.

Một trong những cách này là trừng phạt Úc vì lý do thiếu hành động trong chống biến đổi khí hậu.

Giống như Đức được ví như cường quốc kinh tế của EU, Pháp coi mình là tiếng nói ngoại giao và chiến lược của khối, chuyên gia Watson-Lynn nêu quan điểm.

"Pháp có những lợi ích to lớn ở cả hai đầu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đồng thời có thể làm nản lòng cái gọi là bước tiến Thái Bình Dương của Úc.

Úc phải làm gì?

"Những gì Australia cần phải làm là qua lại thật tốt với một số thành viên lớn khác của EU, đó sẽ là Đức và cái tên tiềm năng khác là Ý, nhằm cân bằng ảnh hưởng của Pháp", chuyên gia Watson-Lynn chỉ dẫn.

Sẽ phải có một số nỗ lực ngoại giao, bởi căng thẳng hiện tại có thể gây tổn hại cho các cuộc đàm phán hiệp định thương mại.

Úc cần đền bù vụ bể hợp đồng tàu ngầm cho Pháp bằng những cách tượng trưng khác nhau.

Việc ông Morrison tiếp tục gắn kết với Washington và "đánh lén người Pháp" lần nữa là "những gì không nên làm", Tiến sĩ Fathi nói.

Thay vào đó, Australia nên giải thích rằng căng thẳng gia tăng với Trung Quốc đã làm thay đổi các ưu tiên quốc phòng của nước này.

"Họ nên tái đảm bảo rằng bất kỳ công ty Pháp nào có mặt tại Úc sẽ nhận được cam kết gắn chặt quan hệ. Họ cần tuyên bố như vậy càng nhanh càng tốt".

Trong tuần này, cựu quan chức ngoại giao Úc Hugh Piper còn viết rằng Canberra nên "trình bày các đề xuất cụ thể về việc luân chuyển quân của Pháp ở Úc và thậm chí có khả năng là một dàn xếp căn cứ cho các tàu của Pháp".

Ông lập luận rằng việc ủng hộ các lợi ích của Pháp sẽ mang đến "cơ hội lớn nhất" để hai nước quay trở lại.

Ngoài ra, chuyên gia Watson-Lynn nói rằng Úc có thể nới lỏng thị thực lao động kỳ nghỉ và các thỏa thuận thị thực khác cho công dân Pháp như một dấu hiệu của thiện chí.

Có rất nhiều thiệt hại mang tính biểu tượng đối với mối quan hệ với Pháp và những điều đó cần được đền bù bằng những cách tượng trưng khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm

Advertisement
Theo Soha
Link nguồn: https://soha.vn/dung-dam-len-phap-them-lan-nua-uc-lam-dieu-thong-minh-nay-vu-tau-ngam-se-duoc-tha-thu-20210924163558566.htm
SHARE:

Tin liên quan

Khủng hoảng tàu ngầm Pháp-Australia: Được mất thuộc về ai?

Hợp đồng tàu ngầm Pháp-Australia thực chất gồm những gì và thiệt hại về kinh tế có lớn đến nỗi để Paris...

Khi nào tàu ngầm Úc tuần tra Biển Đông ?

Úc – Mỹ bước vào giao đoạn đàm phán về một dự án tàu ngầm nguyên tử nhằm « bảo đảm luật pháp quốc tế...

Châu Á phấp phỏng với tàu ngầm hạt nhân Australia

Viễn cảnh Australia sở hữu hạm đội tàu ngầm hạt nhân khiến nhiều nước lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang...

Thủ tướng Úc "không hối tiếc" vì hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết ông không hối hận về quyết định đặt lợi ích của đất nước lên trên...

Lý do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận

Thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của Australia với Anh và Mỹ không chỉ khiến Pháp giận dữ mà còn bị nhiều...

Tin mới

Nước Úc

Một cô gái tuổi teen đã bị cá mập tấn công tại bãi biển Bargara ở Queensland

Bé gái 13 tuổi đang được điều trị vết thương nhỏ, không nguy hiểm đến tính mạng ở lưng trên và dưới.

Nước Úc

Cảnh tượng 'kinh tởm' ở bãi biển nổi tiếng nước Úc

Những người Úc choáng váng đã suy đoán điều tồi tệ nhất sau khi nhìn thấy thứ mà họ nghĩ là lượng nước...

Nước Úc

Cảnh sát 'hoàn toàn kinh hoàng' điều tra vết thương của em bé

Sau khi con gái ông được đưa đến bệnh viện, một người đàn ông nói với cảnh sát rằng ông biết mình sẽ...

Đời sống

Cảnh sát kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng trong cuộc điều tra vụ nổ súng mafia

Cảnh sát vẫn chưa biết có bao nhiêu người liên quan đến vụ hành quyết một nhân vật bị tình nghi là mafia ở...

Nước Úc

Người bắt rắn ở Melbourne, Mark Pelley, đấu tranh giành sự sống sau khi bị rắn hổ độc cắn

Một người bắt rắn người Úc đã ngừng thở nhiều lần và đang đấu tranh giành sự sống sau khi bị rắn độc...

Nước Úc

CCTV ghi lại khoảnh khắc nhà máy ở Sydney bốc cháy

Video gây sốc đã xuất hiện từ bên trong một đám cháy đáng ngờ xé toạc một nhà máy ở Sydney.

Đời sống

Thiếu niên 17 tuổi bị cáo buộc lái xe quá tốc độ cho phép 100km/h khi bị cảnh sát truy đuổi ở Sydney

Một học viên lái xe 17 tuổi bị cáo buộc lái xe quá tốc độ cho phép 100 km/h trong cuộc truy đuổi tốc độ cao của...

Nước Úc

Người phụ nữ Úc Angelina Smith thiệt mạng trong vụ lở đất ở Bali

Một phụ nữ Úc đã thiệt mạng cùng với người bạn đời Hà Lan trong vụ lở đất ở Bali đã được xác định...