Advertisement

Càn Long đế đã làm một thực nghiệm để thử nước trong giếng, kết quả phát hiện được sự thật bất ngờ.

Cố cung Bắc Kinh ngày nay mà chúng ta được chiêm ngưỡng chính là Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên nguyên hình Cố cung Nam Kinh ở thời Minh Thành Tổ.

Cố cung là biểu tượng độc đáo nhất trong tập hợp kiến trúc cung đình của Trung Quốc cổ đại, cũng là một trong những quần thể kiến trúc cổ có kết cấu bằng gỗ hoàn chỉnh nhất còn tồn tại trên Thế giới.

 

 

Theo tư liệu lịch sử ghi lại, Minh Thành Tổ dời đô đến Bắc Kinh vì cho rằng nơi đây là “Long hưng chi địa”. Hoàng đế cổ đại đều có những mê tín phong kiến, cộng thêm Bắc Kinh lại là phong địa của Minh Thành Tổ nên ông đã cho xây dựng Cố cung, đồng thời xúc tiến bách tính vào Bắc Kinh an cư. Cả quá trình đã tiêu phí nguồn tiền tài và sức người khổng lồ.

Tử Cấm Thành có hơn 9.000 gian phòng lớn nhỏ. Một vị thái giám già từng nói: "Cố cung có hơn 70 giếng nước, nhưng không ai dám uống". Vậy thì nguyên nhân đến từ đâu?

1. Hỏa hoạn

 

 

Một nơi có thể đào được giếng hay không còn phải phụ thuộc vào nguồn nước bên dưới lòng đất.

Cố cung có hơn 70 cung điện, tất cả được xây dựng bằng gỗ quý hiếm. Giếng nước cũng theo đó có hơn 70 cái, được phân bố vô cùng hợp lý. Vì kết cấu cung điện chủ yếu bằng gỗ nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn khi có sấm sét hoặc do sự cố của con người.

Gia Tĩnh năm thứ 36 (năm 1557) và Vạn Lịch năm thứ 25 (năm 1597), Tử Cấm Thành lần lượt xảy ra 2 trận hỏa hoạn cực lớn, rất nhiều cung điện bị tiêu hủy, gây ra tổn thất nghiêm trọng. Lúc này, giếng nước là giải pháp cấp thiết để chữa cháy.

Thời kỳ Minh Thanh từng phát sinh hơn 100 trận cháy, nhưng cũng nhờ có những chiếc giếng này mà đa số cung điện vẫn được nguyên vẹn. Dần dần, người trong cung đã quen với việc dùng nước giếng cứu hỏa nên không còn uống nước trong đó nữa.

2. Mê tín phong kiến, uống nước giếng không may mắn, là nơi vùi xác người

Trong những bộ phim cung đấu của Trung Quốc, chúng ta thường thấy cảnh hậu cung đấu đá lẫn nhau, và đầu độc bằng nước giếng chính là một trong những biện pháp mà các phi tần hay sử dụng để trừ khử đối phương.

 

 

 

Những câu chuyện này đều có chứng cứ lịch sử và nổi tiếng nhất là “giếng Trân phi”. Giếng Trân phi vốn chỉ là một giếng nước bình thường ở Thuận Trinh môn. Trước đêm 8 nước liên quân tiến vào Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái Hậu vội vàng chạy thoát, nhưng không muốn dẫn theo Trân phi, người suốt ngày thích chống đối bà, đồng thời không muốn bị sỉ nhục bởi người phương Tây nên đã hạ lệnh dìm chết Trân phi trong giếng này.

Mặc dù đau thương tột cùng nhưng Quang Tự đế cũng không thể làm được gì, chỉ trách bản thân mang danh Hoàng đế nhưng không có thực quyền. Đợi 2 năm sau trở lại kinh đô, ông mới cho phép người nhà của Trân phi đến vớt xác nàng ra để an táng. Chị của Trân phi là Cẩn phi vì tiếc thương cho em gái nên đã lập linh đường và bài vị ngay bên giếng. Thế là giếng Trân phi đã tồn tại cho đến nay và trở thành một nơi nổi tiếng trong Cố cung.

Trên thực tế, lịch sử vương triều phong kiến Trung Quốc không chỉ có mỗi câu chuyện Trân phi liên quan đến giếng nước trong Tử Cấm Thành. Hậu cung giai lệ đấu đá lẫn nhau để tranh sủng của Hoàng đế, biết bao mạng người phải chôn xác dưới giếng vì những thâm kế độc ác.

Hơn nữa, cung nữ đã vào cung thì chắc chắn một đi không trở lại. Cung nữ phạm lỗi chịu tội chết, cung nữ chết già, phi tần tự sát,... tất cả những cái xác này cũng được ném dưới giếng. Thế thì còn ai mà dám uống nước của những cái giếng này nữa?

3. Nước không thích hợp để uống

 

 

Nếu không thể uống nước ở giếng trong cung thì cuộc sống trong Tử Cấm Thành phải được duy trì như thế nào?

Càn Long đế từng làm một thực nghiệm, đối chiếu các nguồn nước với nhau rồi đưa ra một kết luận: Nước suối ở núi Ngọc Tuyền có thể sử dụng được và nên được khai thác để phục vụ trong cung, đồng thời không thể dùng nước giếng vì có mùi lạ, hơn nữa uống vào gây hại cho sức khỏe con người.

Nếu một cái giếng bị người đổ chất độc xuống thì những giếng nước trong cung cũng bị nhiễm độc theo vì chúng có chung mạch nước ngầm.

Hơn nữa, những cái giếng này còn nối thông với sông hộ thành bên ngoài. Bên cạnh đó, trường hợp sông hộ thành bị người dân vứt rác hoặc vứt xác động vật cũng không phải không có, các giếng nước cũng bị ảnh hưởng liên đới theo.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến chất nước trong giếng ngày càng kém. Mặc dù không thể uống, nhưng nước giếng vẫn có thể được sử dụng để tẩy rửa cung điện và các hoạt động đơn giản khác.

(Nguồn: Sohu)

https://afamily.vn/tai-sao-co-cung-co-hon-70-gieng-nuoc-nhung-khong-ai-dam-uong-nguyen-nhan-tu-mot-su-that-den-toi-cua-hau-cung-khien-hau-the-phai-on-lanh-20220318150724054.chn

Video có thể bạn quan tâm

Advertisement
Theo Afamily
Link nguồn: https://afamily.vn/tai-sao-co-cung-co-hon-70-gieng-nuoc-nhung-khong-ai-dam-uong-nguyen-nhan-tu-mot-su-that-den-toi-cua-hau-cung-khien-hau-the-phai-on-lanh-20220318150724054.chn
SHARE:

Tin liên quan

Ly kỳ người đàn ông bí ẩn săn tìm cổ vật chiếm một nửa Cố Cung

Vô số di sản văn hóa nổi tiếng khắp năm châu đều được lưu trữ trong những bảo tàng quốc gia như Cố Cung ở...

Bí ẩn 3 cái chết "quỷ dị" bởi ghế rồng nơi Tử Cấm Thành

Ghế rồng của các vị vua thời xa xưa có lẽ được coi là một trong những bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố...

Bê bối chấn động bị che giấu sau cánh cửa Tử Cấm Thành

Vị Thái Y này vốn dày dặn kinh nghiệm nên nhanh chóng hiểu ra mọi chuyện. Ông đã nói với Thái hậu căn bệnh của...

Quy tắc ngầm: Nhân viên của Tử Cấm Thành mỗi khi bước qua cửa đều phải hét lên 'Tôi vào đây' - Vì sao?

Trong thời gian sống ở Tử Cấm Thành, chuyên gia Ma Weidu đã nhận ra một quy tắc ngầm được áp dụng với tất cả...

Tiết lộ bí mật ẩn giấu trong những viên gạch bằng vàng 600 năm tuổi ở Tử Cấm Thành khiến cả thế giới 'thất kinh'

Tử Cấm Thành 600 năm không đổ, bí mật nằm dưới những viên gạch bằng vàng mà tiêu chuẩn tuyển chọn thậm...

Tin mới

Nước Úc

Một cô gái tuổi teen đã bị cá mập tấn công tại bãi biển Bargara ở Queensland

Bé gái 13 tuổi đang được điều trị vết thương nhỏ, không nguy hiểm đến tính mạng ở lưng trên và dưới.

Nước Úc

Cảnh tượng 'kinh tởm' ở bãi biển nổi tiếng nước Úc

Những người Úc choáng váng đã suy đoán điều tồi tệ nhất sau khi nhìn thấy thứ mà họ nghĩ là lượng nước...

Nước Úc

Cảnh sát 'hoàn toàn kinh hoàng' điều tra vết thương của em bé

Sau khi con gái ông được đưa đến bệnh viện, một người đàn ông nói với cảnh sát rằng ông biết mình sẽ...

Đời sống

Cảnh sát kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng trong cuộc điều tra vụ nổ súng mafia

Cảnh sát vẫn chưa biết có bao nhiêu người liên quan đến vụ hành quyết một nhân vật bị tình nghi là mafia ở...

Nước Úc

Người bắt rắn ở Melbourne, Mark Pelley, đấu tranh giành sự sống sau khi bị rắn hổ độc cắn

Một người bắt rắn người Úc đã ngừng thở nhiều lần và đang đấu tranh giành sự sống sau khi bị rắn độc...

Nước Úc

CCTV ghi lại khoảnh khắc nhà máy ở Sydney bốc cháy

Video gây sốc đã xuất hiện từ bên trong một đám cháy đáng ngờ xé toạc một nhà máy ở Sydney.

Đời sống

Thiếu niên 17 tuổi bị cáo buộc lái xe quá tốc độ cho phép 100km/h khi bị cảnh sát truy đuổi ở Sydney

Một học viên lái xe 17 tuổi bị cáo buộc lái xe quá tốc độ cho phép 100 km/h trong cuộc truy đuổi tốc độ cao của...

Nước Úc

Người phụ nữ Úc Angelina Smith thiệt mạng trong vụ lở đất ở Bali

Một phụ nữ Úc đã thiệt mạng cùng với người bạn đời Hà Lan trong vụ lở đất ở Bali đã được xác định...